Hiện giá vé vào Lăng Bác là hoàn toàn miễn phí cho cả công dân Việt Nam và du khách nước ngoài. Tuy nhiên, riêng với du khách quốc tế nếu muốn tham quan thêm các khu vực khác như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột… thì sẽ mất thêm phí. Để hiểu rõ về giá vé này, hãy cùng tham khảo ngay sau đây!
Hiện giá vé vào Lăng Bác là hoàn toàn miễn phí cho cả công dân Việt Nam và du khách nước ngoài. Tuy nhiên, riêng với du khách quốc tế nếu muốn tham quan thêm các khu vực khác như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột… thì sẽ mất thêm phí. Để hiểu rõ về giá vé này, hãy cùng tham khảo ngay sau đây!
Ngoài việc nắm bắt giá vé vào Lăng Bác và thời gian đến thăm, du khách khi tham quan nơi đây cũng cần tuân thủ một số quy định sau:
Chấp hành quy định khu vực thăm viếng:
Hiện tại Xanh SM đang cung cấp dịch vụ di chuyển vô cùng tiện lợi với nhiều lựa chọn. Quý khách hàng có nhu cầu đặt xe có thể thực hiện qua các cách đơn giản sau:
Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài Xanh SM 1900 2088
Cách 2: Sử dụng ứng dụng đặt xe Xanh SM TẠI ĐÂY.
Đối với đoàn khách đông người cần thông báo trước:
Đối với các đoàn khách đông người, người đại diện cho đoàn sẽ cần liên hệ trước để được sắp xếp và hướng dẫn một cách chu đáo, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực Lăng. Đối với những trường hợp đặc biệt (bệnh nhân, người già yếu, trẻ em…), cần có người thân hỗ trợ và tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ.
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp của khách tham quan khi nhắc đến Lăng Bác.
Lăng Bác được xây trên nền cũ của lễ đài Quảng trường Ba Đình. Đây cũng là nơi Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Lăng được khởi công chính thức vào ngày 2/9/1973.
Không. Lăng Bác được viếng hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần đi đến đúng giờ mở cửa theo quy định của Ban quản lý Lăng.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn cập nhật giá vé vào Lăng Bác mới nhất. Lăng Bác không chỉ là một điểm du lịch mà còn là nơi giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau. Hãy đến tham quan và chiêm ngưỡng địa điểm này nếu có cơ hội bạn nhé!
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những công trình nổi tiếng, là điểm tham quan có giá trị văn hóa lịch sử thu rút rất đông du khách là người nước ngoài và tất cả người dân Việt Nam với lòng ngưỡng mộ, yêu quý, kính trọng tới vị cha già kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên khi đi viếng tại Lăng Bác thì vẫn còn nhiều bạn chưa hiểu rõ về các quy định hoặc có thắc mắc khi vào Lăng viếng Bác có được mặc váy không? Thì để giải đáp những thắc mắc ấy hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lăng Bác còn được gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ, gìn giữ thi hài của Bác Hồ để tất cả người dân cả nước và cả khách quốc tế có thể tới viếng thăm vị lãnh tụ vĩ đại kiệt xuất, cũng là một người cha già kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam.
Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973 ở giữa Quảng trường Ba Đình, nơi bác Hồ chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến ngày 29 tháng 8 năm 1975 được khánh thành. Địa chỉ ngày nay là số 25 Hùng Vương - Điện Biên - Ba đình - Hà Nội.
Lăng Bác được thiết kế xây dựng có độ bền vũng cao gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m, chiều rộng 41,2 m, trong đó lớp dưới là bậc thềm tam cấp, kết cấu ở lớp giữa trung tâm là phòng thi hài và những hành lang, cầu thang và lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp.
Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Mặt chính có dòng chữ “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” bằng đá màu hồng mận chín rất nổi bật.
Xung quanh toàn cảnh lăng hội tụ những tinh hoa về kiến trúc, về văn hóa và hơn 250 loài thực vật, các cây cảnh được trồng từ khắp mọi miền của đất nước Việt Nam.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan Lăng Bác
Nhưng vào các ngày Lễ, thứ Bảy, Chủ Nhật sẽ mở thêm 30 phút. Nếu ngày mồng 1 Tết Nguyên đán, ngày 19/05 và 02/09 trùng vào thứ hai hoặc thứ sáu thì lăng vẫn mở cửa tổ chức lễ viếng tham quan bình thường. Đặc biệt hàng năm cứ vào tháng 10 và tháng 11 Lăng sẽ đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ.
Đối với các khách tham quan là người dân Việt Nam thì được miễn phí giá vé tham quan. Còn với khách tham quan là du khách người nước ngoài: giá vé 25.000 đồng/vé tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh và 25.000 đồng/vé tham quan khu nhà sàn Bác Hồ.
Đi vào lăng viếng bác có được mặc váy không?
Hiện nay, ở Việt Nam mọi người rất xem trọng về văn hóa trang phục hay cách ăn mặc ở nơi công cộng, đặc biệt là những nơi linh thiêng như chùa, đền, lăng,…đang được nhiều quan tâm, để ý và coi trọng. Thậm chí cách ăn mặc của một người nào đó cũng trở thành tâm điểm, tiêu điểm hay tiêu chí để đánh giá nhân phẩm, nhân cách và phẩm chất của một con người.
Vì thế, khi đến tham quan Lăng Bác mọi người thường có nhiều câu hỏi thắc mắc rằng: Đi vào Lăng viếng Bác có được mặc váy không? Hay có những quy định cụ thể nào về trang phục mặc vào viếng Bác không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có quy định như sau: “Theo Điểm 2, Điều 14 Quy định về Tổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ thì: Khách đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có thái độ nghiêm túc, trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng”.
Theo như quy định của Ban quản lý Lăng Bác về trang phục thì không có nêu lên cụ thể các trang phục cần phải mặc là gì hay những trang phục bị nghiêm cấm không được mặc mà chỉ nói chung là “trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng”. Ban cán bộ làm việc tại Lăng sẽ quan sát trang phục của mọi người như thế nào trước khi vào Lăng viếng Bác, tránh những trường hợp xấu, không hay xảy ra làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nơi yên nghỉ của Bác Hồ.
Giải đáp thắc mắc của mọi người về câu hỏi “Đi vào Lăng viếng Bác có được mặc váy không?” Câu trả lời của mình là được mặc váy khi vào viếng Bác nhé! Nhưng mọi người phải biết tiết chế khi chọn những trang phục là váy như: váy không được quá ngắn, không được quá hở hang, quá màu mè, quá mỏng, đồ xuyên thấu,…
Nên chọn những trang phục khi vào lăng viếng Bác như: Các loại áo dài, quần dài áo sơ mi, đồ vest,… Hay những bộ váy có tông màu nhẹ nhàng, không hở, váy dài bằng gối hay qua gối trở xuống đảm bảo trang phục được kín đáo, chỉnh tề, lịch sự và tôn nghiêm để tỏ lòng tôn trọng, thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của chúng ta.
Những lưu ý về trang phục khi vào lăng viếng Bác
Thế giới thời trang ngày càng phát triển mạnh nói chung, nhu cầu thẩm mỹ về cách ăn mặc đẹp ngày nay nói riêng, nó đã trở thành xu thế của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên mọi người phải chú ý đến việc mặc trang phục khi vào lăng viếng Bác. Cụ thể:
Không được mặc những bộ trang phục quá ngắn, quá hở hang, quần short hay váy quá ngắn, áo hai dây, cúp ngực,…
Tuyệt đối không được mặc đồ xuyên thấu hay quá mỏng.
Trang phục phải kín đáo, sang trọng, chỉnh tề, tao nhã, lịch sự sao cho bản thân mọi người cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng.
Nên chọn những trang phục có gam màu nhẹ nhàng, màu nhạt, hài hòa, giản dị không quá chói mắt và loè loẹt.
Vào những ngày lễ quan trọng như: Lễ Tết, quốc khánh, 19/05, 30/04,…Chúng ta có thể lựa chọn mặc áo dài, quần tây áo sơ mi vào viếng Bác nhé.
Một số điều cần tuân thủ khi vào Lăng viếng Bác
Ngoài việc mặc trang phục khi vào Lăng viếng Bác sao cho phù hợp, lịch sự, không phản cảm thì mọi người cần chú ý một số tuân thủ sau đây:
Giữ gìn trật tự chung, nói chuyện nhẹ nhàng, không nói lớn tiếng, không nói tục chửi thề làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm tại Lăng.
Không chạy nhảy, đùa giỡn quá trớn ảnh hưởng đến người khác.
Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.
Không phá hoại tài sản, di sản trong khu vực Lăng Bác.
Xếp hàng nghiêm chỉnh, không chen lấn khi vào Lăng Bác.
Các bạn có thể đem theo đồ điện tử như: điện thoại, máy ảnh, máy quay phim,… Tuy nhiên không được chụp hình, ghi hình ở các khu vực cấm, đặc biệt là ở bên trong khu vực Lăng nơi Bác nghỉ.
Không được đem các loại đồ ăn nước uống hay các đồ trang sức, đồ kim loại vì những loại đồ này không được phép gửi tại Lăng.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên mới được phép vào tham quan Lăng.
Với những thông tin chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp cho các bạn biết đi vào lăng Bác có được mặc váy không, cũng như các lưu ý khi mặc trang phục hay những điều cần tuân thủ khi vào Lăng viếng Bác. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đã giúp ích được phần nào đó để mọi người hiểu biết thêm và rút kinh nghiệm cho bản thân. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội) cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vào Lăng viếng Bác, UBND thành phố Hà Nội đã bố trí các vị trí, tuyến phố để sắp xếp phương tiện dừng, đỗ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông...
Lực lượng CSGT thực hiện nhiệm vụ phân luồng, phân làn giao thông dịp nghỉ lễ.
Cụ thể, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng hướng dẫn các phương tiện tạm dừng đỗ tại 9 vị trí:
Vị trí 1, trong khuôn viên bãi đỗ xe Bảo tàng Hồ Chí Minh (địa chỉ: số 19A, 19B phố Ngọc Hà).
Vị trí 2, phố Ngọc Hà (đoạn từ Lê Hồng Phong đến 19C Ngọc Hà, bên dãy số lẻ).
Vị trí 3, điểm trông giữ xe công cộng Ngọc Hà (đoạn đầu dốc Ngọc Hà, cạnh Công viên Bách Thảo).
Vị trí 4, phố Lê Hồng Phong (đoạn có dải phân cách từ Ông Ích Khiêm đến Ngọc Hà).
Vị trí 5, phố Hoàng Diệu (đoạn từ lòng đường mở rộng thiết kế bãi đỗ xe đối diện tượng đài Bắc Sơn đến Phan Đình Phùng).
Vị trí 6, đường Hùng Vương (đoạn từ Lê Hồng Phong đến Trần Phú) ưu tiên xe 45 chỗ để tại đây.
Vị trí 7, bãi đỗ xe của khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội (số 19C Hoàng Diệu).
Vị trí 8, trong khuôn viên sân của nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa.
Vị trí 9, hai bên đường trục Văn Cao (đoạn từ Liễu Giai đến Trích Sài).
Phòng Cảnh sát giao thông lưu ý, khi số lượng xe ô tô tăng cao dịp cao điểm lễ, sự kiện lớn, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng chủ động hướng dẫn phương tiện đỗ trên tuyến Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư (quận Hoàn Kiếm) và trong công viên Bách Thảo. Các phương tiện di chuyển theo hướng dẫn của lực lượng chức năng ứng trực trên đường.
Đông đảo đồng bào cả nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp nghỉ lễ.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1266/UBND-KTN về công tác chuẩn bị phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương.
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất về chủ trương triển khai thực hiện một số nội dung liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương theo đề xuất của Liên ngành: Sở Giao thông Vận tải và Sở Du lịch tại Báo cáo số 438/BCLN-SGTVT-SDL ngày 27/4/2023.
Giao Sở Giao thông Vận tải, Sở Du lịch thông tin rộng rãi đến người dân và khách du lịch biết, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật; đối với những nội dung vướng mắc phát sinh, chủ động theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
Giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải trong việc thực hiện hỗ trợ kinh phí với các đơn vị kinh doanh xe du lịch 2 tầng thoáng nóc tổ chức vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023; khối lượng bổ sung, phát sinh đối với 03 tuyến xe buýt điều chỉnh (nếu có); báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.
UBND TP. Hà Nội cũng giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm kiểm tra, rà soát các bãi đất trống để bố trí làm bãi đỗ xe tạm cho phương tiện đưa đón khách du lịch trong các đợt cao điểm, các dịp Lễ, Tết trên địa bàn Thành phố.