Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.
Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.
Tiềm năng đối với việc xuất khẩu gạo sang Mỹ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức.
Thứ nhất, xuất khẩu gạo Việt Nam gặp áp lực cạnh tranh về giá đến từ Thái Lan và Ấn Độ do giá gạo xuất khẩu của hai nước này đang trên đà giảm.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chỉ tính riêng trong nửa đầu tháng 10/2023, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm khoảng 12 USD xuống còn 578 USD. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tăng khoảng 6 USD lên 618 USD. Như vậy, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của hai nước đang chênh nhau khoảng 40 USD. Điều này có thể dẫn đến kịch bản nhu cầu tiêu thụ gạo giảm đối với Việt Nam.
Thứ hai, cước phí vận chuyển tăng cao cũng là một vấn đề khiến doanh nghiệp Việt Nam ngần ngại trong việc ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cước vận chuyển đi châu Âu đã tăng 12-13 lần từ năm 2020 làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các ngành hàng tại Việt Nam trong đó có ngành xuất khẩu gạo.
Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng đáng kể và đạt được thành tựu nổi bật.
Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo tính đến tháng 9 năm 2023 đạt tới 3,66 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỷ lục này đã vượt kỷ lục mà xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được vào năm 2011 (3,65 tỷ USD) với sản lượng gạo cần phải sản xuất thấp hơn 0,5 triệu tấn so với năm 2011.
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu gạo sang khoảng 30 nước trên thế giới. Trong đó, Philippines vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu và theo sau là Trung Quốc (13,5%) và Indonesia (12,4%).
Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu gạo sang nhiều quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ghana, Senegal, và các quốc gia trong khu vực Châu Phi và Châu Âu.
Có thể nói, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vô cùng đa dạng và tiềm năng. Với ưu thế là một trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ở những quốc gia đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm từ đó đặt bàn đạp để mở rộng thị trường và gia tăng giá trị sản xuất.
Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh. Điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.
Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Amazon dự báo doanh thu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong 3 năm tới.
Việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng cho sản phẩm gạo Việt Nam.
Đọc thêm: Cập nhập: Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất nhập khẩu 2023
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua và đang có xu hướng mở rộng sang những thị trường “khó tính” như Mỹ.
Bên cạnh những cơ hội do nhu cầu tiêu thụ gạo của người tiêu dùng Mỹ tăng cao cũng như xu hướng sử dụng gạo Việt của họ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh giá cả và cước phí vận chuyển cao.
Từ đó, doanh nghiệp cần hướng tới những giải pháp mang tính toàn diện như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại và hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử để góp phần mở rộng thị trường và gặt hái được nhiều thành công cho nền xuất khẩu gạo nước nhà.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại là vô cùng thiết thực. Xúc tiến thương mại có thể giúp mở rộng và tiếp cận các thị trường mới cho xuất khẩu gạo. Qua việc tìm kiếm cơ hội thương mại, xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh và tham gia các triển lãm thương mại, nhà sản xuất gạo có cơ hội tiếp cận với khách hàng mới và tăng doanh số xuất khẩu.
Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại cho phép nhà sản xuất gạo quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu của họ trên thị trường quốc tế. Qua việc tham gia các sự kiện thương mại, triển lãm và hoạt động quảng cáo, nhà sản xuất có thể tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng và uy tín của gạo Việt Nam.
Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ gạo tăng do sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng dẫn đến sự gia tăng về sản lượng nhập khẩu gạo của đất nước này.
Trong vòng 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu hơn 900 nghìn tấn gạo từ các nước trên thế giới, tăng gần 38% khối lượng so với cùng kỳ năm trước đó theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC).
Đáng nói là trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy đây là một cơ hội vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam gia nhập thị trường Mỹ.
Bên cạnh nhu cầu tiêu thụ gạo gia tăng, xu hướng chuộng gạo Việt của người tiêu dùng Mỹ cũng đáng được chú ý.
Hiện tại, 30% sản lượng gạo tiêu thụ của Mỹ đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó phải kể đến loại gạo Jasmine và gạo ST25 nổi tiếng là những loại gạo cao cấp, có hương thơm tự nhiên của Việt Nam. Gạo có hương vị tinh tế và phong phú về chủng loại, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ cũng như góp phần nâng cao danh tiếng, giá trị gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Để xuất khẩu gạo sang Mỹ thành công, việc nâng cao chất lượng là vô cùng quan trọng. Mỹ là một thị trường có các quy định chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng gạo xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và các chất phụ gia.
Trong vấn đề quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần quản lý điều kiện vận chuyển, bảo quản và lưu trữ gạo để đảm bảo không có sự hư hỏng hay mất mát chất lượng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, việc tương tác chặt chẽ với khách hàng Mỹ để hiểu và đáp ứng yêu cầu của họ về chất lượng gạo cũng rất quan trọng.
Nâng cao chất lượng gạo là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết từ phía nhà sản xuất, cơ quan chức năng và ngành công nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng và thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Mỹ.