Khoảng 25.000.000đ một tháng và ổn định, Hàn Quốc được đánh giá mức trả lương ở tốp đầu. Mức lương đi xuất khẩu lao động Hàn năm 2023 có thể còn cao hơn.
Khoảng 25.000.000đ một tháng và ổn định, Hàn Quốc được đánh giá mức trả lương ở tốp đầu. Mức lương đi xuất khẩu lao động Hàn năm 2023 có thể còn cao hơn.
So với mức lương tại các thị trường XKLĐ khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia… Thì mức thu nhập khi đi Hàn Quốc làm việc cao hơn rất nhiều. Thu nhập bình quân cơ bản của người lao động sẽ dao động trong khoảng 25 – 30 triệu VNĐ/ tháng. Mức lương này còn chưa kể làm thêm giờ. Thu nhập về tay người lao động trung bình 1.500 USD/tháng
Để trả lời câu hỏi này bạn nên hiểu rằng chính phủ Hàn Quốc có những quy định rõ. Quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động. Ngày làm 8 tiếng, 1 tuần được nghỉ tối thiểu 1 ngày, các ngày lễ tết sẽ được nghỉ theo quy định của chính phủ. Ngoài ra, người lao động sẽ được đóng bảo hiểm, được nghiệp đoàn chuẩn bị toàn bộ vấn đề trong sinh hoạt. Như nhà ở, ăn uống, đi lại… Bên cạnh đó, người Hàn Quốc làm việc rất đúng giờ, để cao tính kỷ luật, lấy hiệu quả công việc là hàng đầu.
Mỗi công việc, ngành nghề lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Khái niệm vất vả rất trừu tượng và phụ thuộc vào cách đánh giá của từng người. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho những bạn có đã, đang và chuẩn bị đi XKLĐ Hàn Quốc là: học tốt tiếng Hàn, nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy đề ra,…như vậy sẽ giúp các bạn thoải mái, tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.
Mới bước sang 2023 thị trường đi lao động Hàn Quốc đang rất nóng với các thông tin về diện visa E7-3 dành cho “lao động đóng tàu Hàn Quốc VISA e7-3”. Vậy thực tế visa E7-3 là gì, có dễ đi không, lao động đóng tàu Hàn Quốc là làm gì? Điều kiện thế nào? Có nhiều người đi được chưa ?….. Các câu hỏi thắc mắc này sẽ được trả lời hết trong bài này các bạn nhé.
1 góc 1 nhà máy đóng tàu của tập đoàn Hyundai dành cho lao động đóng tàu Hàn Quốc visa E7-3
(1) Nguyên nhân và sự cần thiết phía Hàn ra loại Visa E7-3 + Hiệp hội Đóng tàu Hàn Quốc, viết tắt là KOSHIPA cho biết: Với tình hình thực tế các tập đoàn lớn trúng thầu đơn hàng đóng tàu gần đây nhiều hơn, dự kiến năm 2023 toàn ngành đóng tàu Hàn Quốc sẽ thiếu khoảng 14.000 lao động có tay nghề liên quan về đóng tàu, đặc biệt thiếu nhiều nhất là lao động có tay nghề hàn.
1 thợ hàn VN đang làm việc tại xưởng đóng tàu DAEWOO
+ Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) cho biết thông qua quy trình tiến cử dự kiến cho ngành đóng tàu trong nước, tính đến ngày 12/12/2022 mới chỉ có 412 người nước ngoài được cấp thị thực.
+ Hiện Bộ Tư pháp Hàn Quốc (MoJ) đã phái cử tổng cộng 20 người là nhân viên hỗ trợ thẩm định đặc biệt về thị thực cho lao động ở ngành đóng tàu tới các thành phố như Busan, Ulsan, Changwon và Geoje (tỉnh Nam Gyeongsang), Mokpo (tỉnh Nam Jeolla), nhằm đẩy nhanh quy trình cấp visa E7-3.
+ Theo quy định mới, thời gian từ lúc thẩm định cho tới khi được cấp visa sẽ được rút ngắn từ 5 tuần còn trong vòng 10 ngày.
+ Thứ trưởng MOTIE Jang Young-jin cho biết hiện tại có 6.031 người nước ngoài trên tổng số 93.500 lao động làm việc ở 8 tập đoàn đóng tàu lớn ở Hàn Quốc, chiếm tỉ lệ 6,4%. Theo quy định mới, tỉ lệ cho phép tuyển dụng lao động người nước ngoài theo từng doanh nghiệp cũng được tạm thời mở rộng trong vòng 2 năm, từ mức 20% như trước lên 30%.
(2) Thông tin từ cục quản lý lao động nước ngoài VN Theo thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước, đầu năm 2023 phía chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài có tay nghề sang Hàn làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật, trong đó ưu tiên lao động lĩnh vực đóng tàu, các công việc như: thợ hàn, thợ sơn, thợ điện (thường gọi là lao động đóng tàu với visa E7-3). Với mục đích chính theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận và giảm các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, và giảm bớt một số giấy tờ khác.
Từ mục (1) và (2) => có 1 loại visa mới để thuận tiện cho người lao động các nước sang Hàn Quốc làm việc trong ngành đóng tàu, trong đó có cả lao động VN. Và loại “visa ký hiệu E7-3 đã chính thức ra đời”.
Quy định của bộ lao động và việc làm Hàn Quốc với visa E7-3 là: + Mỗi Công ty Hàn Quốc, tiếp nhận lao động trong ngành đóng tàu từ 2023 chỉ được tuyển dụng số lao động nước ngoài thị thực E7-3 tối đa bằng 30% (trước đây chỉ 20%) tổng số lao động người Hàn Quốc đang làm việc tại cty.
+ Phía Công ty Hàn và người lao động cũng phải thống nhất trong hợp đồng lao động diện visa E7-3 phải có các nội dụng trong hợp đồng như sau:
Số giờ làm việc là 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần (ngoài 40 giờ/tuần được tính là thời gian làm thêm). Thời gian làm thêm giờ không quá 12 giờ/tuần (52 giờ/tháng).
Tiền lương không thấp hơn lượng tối thiểu theo quy định của Hàn Quốc đối với lao động ngành đóng tàu là 2.683.000 won/tháng (mức lương này là lương tối thiểu ngành đóng tàu, và có thể được điểu chỉnh hàng năm). Tiền làm thêm giờ theo quy định tẳng 150% trở lên tùy thỏa thuận).
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, phí công ty sử dụng lao động cung cấp chỗ ở và ăn cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên trước khi nhập cảnh, bao gồm cả chỗ ở tạm thời sau khi nhập cảnh. Nếu người lao động phải chi trả toàn bộ tiền ăn, ở thì mức người lao động chi trả không quá 20% tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp người lao động được cung cấp miễn phí bữa ăn thì mức chi trả tiền nhà không quá 15% tiền lương tháng. Công ty sử dụng lao động phải chi trả tối thiểu 1 lượt vé máy bay cho người lao động từ Việt Nam đến Hàn Quốc hoặc trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng.
Điều kiện lao động đóng tàu Hàn Quốc visa E7-3
Phía Hàn ưu tiên 3 loại công việc chính trong ngành đóng tàu là: Hàn, sơn và điện. Mỗi công việc sẽ có các quy định cơ bản sau:
+ Với đơn hàng Hàn yêu cầu cơ bản là có chứng chỉ Hàn do hiệp hội đóng tàu và hàng hải Hàn Quốc KOSHIPA cấp (hiệp hội sang trực tiếp Việt Nam thi tuyển).
Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc (KOSHIPA) sẽ là tổ chức sang VN trực tiếp thi tuyển chọn và cấp chứng chỉ Hàn
Và khi có chứng chỉ hàn từ hiệp hội này thì sẽ không yêu cầu cần phải có bằng đại học hay cao đẳng đúng chuyên ngành, cũng không yêu cầu chứng minh có kinh nghiệm hàn trước đây, nghĩa là khi làm thủ tục không cần thiết phải có bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động làm ở hàn ở cty nào trước đây. Và cũng không yêu cầu nhất thiết phải biết tiếng Hàn tốt (chỉ cần học giao tiếp cơ bản 2-3 tháng cũng được).
+ Với đơn hàng điện và sơn thì vẫn yêu cầu bắt buộc phải có bằng cao đẳng hoặc đại học liên quan đến chuyên ngành. Nhưng yêu cầu kinh nghiệm không cao như trước đây, mà giờ chỉ cần có 1-2 năm kinh nghiệm là được.
Bạn có biết rằng 85% lao động Việt Nam đã đăng ký, thi tuyển XKLD Hàn Quốc lựa chọn ngành sản xuất chế tạo. Trong ngành này người lao động sẽ có thể lựa chọn những công việc cụ thế như là:
Một trong những ngành được nhiều người lao động xuất khẩu lao động Nhật Bản lựa chọn đó chính là Nông Nghiệp.
Công việc cụ thể ngành hàng này đó chính là chăn nuôi gia súc, thuỷ sản, gia cầm hoặc là trồng trọt rau quả, trồng nông sản trong nhà kính.
Tính chất công việc của ngành hàng nông nghiệp này không có quá vất vả cơ hội làm thêm việc làm cao. Mức lương của người lao động vô cùng cao và hấp dẫn.
Điều kiện đòi hỏi không cao, mức lương lại phù hợp là lý do để nhiều người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động ưu ái chọn ngành hàng Nông Nghiệp
Không ít người lao động ở Việt Nam lựa chọn ngành xây dựng ở Hàn Quốc để sang làm việc. Tính chất của ngành này đòi hỏi ứng viên phải có sức khỏe tốt và đạt đủ các tiêu chí mà bên tuyển dụng đưa ra.
Công việc đặc trưng của ngành này đó là lắp đặt cốp pha, giàn giáo, vận hành máy xây dựng, xây tường, quét sơn, lắp đặt điều hoà.
Ứng viên có thể chọn lựa ngành hàng phù hợp với ngành nghề XKLD Hàn Quốc sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.