Đó là chín nông dân ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thái Bình... cùng một cán bộ quản lý.
Đó là chín nông dân ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thái Bình... cùng một cán bộ quản lý.
Mức lương của người làm việc có liên quan đến lĩnh vực tiếng Anh thương mại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, vị trí công việc, loại hình công ty và địa điểm làm việc…
Theo một số báo cáo thống kê, mức lương trung bình của người học ngành tiếng Anh thương mại tại Việt Nam dao động từ $800 – $1500 USD/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này có thể cao hơn nếu bạn có được ưu điểm cạnh tranh, như chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kinh nghiệm làm việc quốc tế, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Học tiếng Anh thương mại không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh, mà còn mở ra cánh cửa cho nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Việc đầu tư thời gian và nỗ lực để học tiếng Anh chuyên ngành thương mại sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia đáng tin cậy và có giá trị trong thị trường lao động quốc tế.
Khi đã câu trả lời chắc chắn cho vấn đề “học tiếng anh thương mại làm nghề gì?” hãy bắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành thương mại ngay bây giờ! Lựa chọn giáo trình phù hợp với mục tiêu, trình độ, tận dụng các tài nguyên học tập có sẵn, đặc biệt là tìm kiếm cơ hội để trò chuyện cùng người bản xứ hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiều nhất có thể.
Cuối cùng, hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Thế giới kinh doanh luôn biến đổi và phát triển, việc cập nhật kiến thức sẽ giúp bạn mở rộng tư duy, chinh phục thị trường lao động quốc tế và xây dựng một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi. Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Đối với việc phát triển xã hội ngày nay thì việc giỏi ngoại ngữ không chỉ giúp bạn kiếm được việc làm mà còn có thể có mức lương mong muốn. Đặc biệt là tiếng Anh, ngôn ngữ được phổ biến trên toàn thế giới. Vậy bạn sẽ làm những công việc gì khi giỏi ngoại ngữ.
Đây là sự lựa chọn phổ biến cho nhiều sinh viên theo học chuyên ngành tiếng Anh. Ngoài những trường công lập, tư thục ở 3 cấp học, bạn có thể dễ dàng có một công việc giáo viên dạy tiếng Anh ở các trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ em và người lớn nữa. Điều kiện cần là bạn nắm chắc ngữ pháp và phát âm chuẩn, lưu loát.
2. Phiên dịch cho công ty nước ngoài
Thông thạo một ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ mang lại cho bạn những lợi thế lớn so với những đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của mình. Nghe-nói-viết tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn dễ dàng có một công việc phiên dịch cho những công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
Bạn yêu thích văn học hay báo chí? Với vốn tiếng Anh và khả năng diễn đạt của mình, bạn hoàn toàn có thể trở thành một biên dịch viên giỏi. Bạn sẽ giúp mang những bài báo, những tác phẩm văn học đến gần hơn với độc giả trong nước.
Hầu như các cơ quan báo chí đều cần các biên tập viên, phóng viên giỏi tiếng Anh để có thể dịch các tác phẩm báo chí nước ngoài và đăng tải trên báo của mình nhằm làm phong phú thêm nội dung tờ báo. Với vốn tiếng Anh của mình, bạn có thể trở thành một phóng viên, nhà báo hoặc biên tập viên.
5. Làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận
Ở Việt Nam, có hàng trăm tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động và ngôn ngữ là một trong những rào cản của họ với người bản địa. Với lợi thế tiếng Anh của mình, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển một vị trí trong tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ những người còn gặp khó khăn trong xã hội.
6. Làm truyền thông cho công ty nước ngoài
Việc thông thạo tiếng Anh có thể giúp bạn dễ dàng có được một vị trí nhân viên truyền thông tại một công ty nước ngoài. Việc xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá sản phẩm và thương hiệu bằng tiếng Anh là một công việc thú vị và đầy thử thách dành cho bạn.
7. Làm biên tập viên hoặc soát lỗi cho một tạp chí
Nếu bạn nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh, việc soát lỗi cho một tạp chí, báo bằng tiếng Anh sẽ rất phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể làm việc như một biên tập viên hoặc soát lỗi cho một trang web. Hầu hết các trang web được thiết kế đều cần có người phụ trách để phần nội dung của nó trở nên phong phú hơn.
Hầu hết các công ty, tổ chức đều cần truyền thông để mọi người biết đến mình. Công việc viết tài liệu quảng cáo là một nhánh nhỏ trong công việc truyền thông đó. Bạn có thể phụ trách viết quảng cáo và chắc chắn sếp của bạn sẽ rất hài lòng nếu bạn có thể sử dụng 2 ngôn ngữ để diễn đạt.
9. Làm việc tại đài truyền hình
Hiện nay, rất nhiều đài truyền hình có các kênh riêng dành riêng cho người nước ngoài tại Việt Nam. Các đài truyền hình cũng cần những biên dịch để dịch các tác phẩm truyền hình, phim truyện của họ sang tiếng Việt. Và họ rất cần những người có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.
10. Làm việc tại đài phát thanh
Tương tự như truyền hình, đài phát thanh đang rất cần những người chuyên về tiếng Anh. Bạn có thể dịch tác phẩm báo chí từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại và bạn cũng có thể trở thành một phát thanh viên nếu bạn có thể diễn đạt ngôn ngữ này lưu loát.
Không chỉ là tiếng Anh, khi bạn biết thêm một ngôn ngữ thứ 2 nào khác thì cơ hội việc làm của bạn ngày càng rộng mở hơn. Vì vậy, hãy trau dồi thêm ngôn ngữ thứ 2 cho mình nhé!
Tại Việt Nam, học tiếng Anh thương mại mang đến cho người lao động cơ hội việc làm phong phú tại các công ty, tổ chức về ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh, thương mại tài chính. Hoặc bạn có thể tự do khởi nghiệp kinh doanh.
Dưới đây là một số nghề phổ biến mà bạn có thể quan tâm sau khi học tiếng Anh chuyên ngành thương mại:
Phụ trách tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại của công ty. Bạn sẽ cần sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thương mại để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, thương lượng giá cả, ký kết hợp đồng và chăm sóc khách hàng.
Không thể thiếu khi trả lời câu hỏi “học tiếng anh thương mại làm nghề gì?”, Chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ phụ trách quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, bao gồm xử lý đơn hàng, hải quan, vận chuyển, thanh toán và các vấn đề pháp lý liên quan. Bạn sẽ cần sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thương mại để giao tiếp với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan trong và ngoài nước.
Phụ trách chuyển đổi ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo hoặc các tài liệu liên quan đến kinh doanh. Cần bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thương mại một cách thành thạo và chính xác.
Trong vai trò này, bạn sẽ gặp gỡ và làm việc với đối tác quốc tế. Tiếng Anh chuyên ngành thương mại là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo sự tin tưởng và thành công trong việc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh quốc tế.
Ngành tài chính quốc tế đòi hỏi kiến thức vững chắc về tiếng Anh chuyên ngành thương mại để hiểu và đáp ứng các yêu cầu tài chính đa dạng từ các thị trường quốc tế.
Trong lĩnh vực marketing quốc tế, bạn cần sử dụng tiếng Anh thương mại để phân tích thị trường, nghiên cứu đối tượng khách hàng, và phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Cuối cùng trong danh sách câu trả lời về vấn đề “học tiếng anh thương mại làm nghề gì?”, Người quản lý dự án quốc tế đòi hỏi khả năng lãnh đạo và giao tiếp mạnh mẽ. Tiếng Anh chuyên ngành thương mại là khóa chì giúp bạn điều hành dự án thành công với đội ngũ đa quốc gia.