Kinh Nghiệm Khám Thai Lần Đầu Ở Nhật

Kinh Nghiệm Khám Thai Lần Đầu Ở Nhật

KHÁM THAI LẦN ĐẦU Ở NHẬT- NHỮNG LƯU ÝSau khi dự đoán được rằng mình có bầu bằng que thử thai hay các dấu hiệu khác, chắc hẳn các bố mẹ sẽ rất vui mừng háo hức cho lần đầu đi khám thai. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhiều điều thắc mắc như: khi nào thì nên đi khám? nên đi khám ở đâu? nội dung khám sẽ như thế nào?…. Hôm nay mình sẽ chia sẻ về lần đầu đi khám thai và các lưu ý cho các “tân bố mẹ” cùng tham khảo nhé.

KHÁM THAI LẦN ĐẦU Ở NHẬT- NHỮNG LƯU ÝSau khi dự đoán được rằng mình có bầu bằng que thử thai hay các dấu hiệu khác, chắc hẳn các bố mẹ sẽ rất vui mừng háo hức cho lần đầu đi khám thai. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhiều điều thắc mắc như: khi nào thì nên đi khám? nên đi khám ở đâu? nội dung khám sẽ như thế nào?…. Hôm nay mình sẽ chia sẻ về lần đầu đi khám thai và các lưu ý cho các “tân bố mẹ” cùng tham khảo nhé.

Một số lưu ý khi đi khám thai lần đầu tại Nhật Bản

Dù có tìm hiểu nhiều thông tin đến mấy nhưng chắc các mẹ sẽ rất bỡ ngỡ về quy trình, thủ tục, chi phí khám thai ở Nhật cũng như các giấy tờ cần thiết. Dưới đây là một số nội dung mẹ cần lưu ý khi đi khám thai lần đầu mà Kiddihub tổng hợp được:

Mẹ có thể đi khám thai ở Nhật lần đầu tại các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám tư nhân. Trường hợp mẹ ở xa và ngại việc chờ đợi lâu cho lần khám đầu thì có thể chọn phòng khám tư gần nhà. Khi hoàn tất quy trình khám thai, mẹ nên nhờ bác sĩ viết giấy giới thiệu, tránh mất thêm một khoản phí “giới thiệu” cho lần khám tiếp theo nhưng ở bệnh viện lớn nữa.

Trường hợp mẹ đã xác định khám thai định kỳ và sinh con thì nên chọn một bệnh viện lớn. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian hơn khi mẹ chỉ cần ngồi chờ trong lần khám đầu.

Thời điểm thích hợp để khám thai lần đầu

Các mẹ nên khám thai lần đầu khi thai kỳ nằm trong khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 11. Nếu mẹ khám trước tuần thứ 5 thì siêu âm không có kết quả vì thai nhi có thể vẫn chưa làm tổ trong tử cung. Còn nếu mẹ vẫn chưa đi khám sau tuần thứ 11 thì sẽ rất nguy hiểm do thai nhi có dấu hiệu bất thường nhưng không được phát hiện sớm.

Mẹ cũng lưu ý khi khám thai ở Nhật, bệnh viện sẽ không phát Giấy thông báo mang thai khi chưa xác định được tim thai của bé (khoảng tuần thứ 8). Vậy nên các mẹ cũng không thể nhận Phiếu hỗ trợ khám thai để được hỗ trợ chi phí khám.

Trường hợp mẹ khám thai trước tuần thứ 8 sẽ phải tự chi trả phí khám tầm 2 lần. Còn nếu mẹ khám sau thời gian và nhận được Giấy thông báo mang thai để lấy Phiếu hỗ trợ khám thai thì chỉ phải tự chi trả 1 lần khám.

Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ giúp các mẹ tiết kiệm một chút chi phí thăm khám. Nếu mẹ lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này thì hãy cứ đi khám thai sớm để yên tâm nhé!

Chi phí khám thai ở Nhật là bao nhiêu?

Chi phí khám thai ở Nhật lần đầu nếu thai nhi không có gì bất thường mẹ sẽ mất khoảng tầm 1 man Yên, tùy thuộc vào bệnh viện. Khoản phí này đã bao gồm cả chi phí làm Giấy giới thiệu. Nếu mẹ chưa có Phiếu hỗ trợ khám thai thì có thể tốn khoảng 3000-7000 Yên cho lần khám thứ 2.

Trên đây là tổng kết của Kiddihub về kinh nghiệm khám thai ở Nhật lần đầu gồm quy trình, thủ tục và một số lưu ý liên quan. Bên cạnh những kinh nghiệm đi khám thai tại Nhật, các mẹ có thể tham khảo thêm các kiến thức hữu ích về hành trình làm mẹ tại chuyên mục cẩm nang sinh con của Kiddihub. Chúc các mẹ khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng để đón những thiên thần nhỏ nhé!

Tổng hợp kinh nghiệm khám thai ở Nhật từ A-Z

Quá trình mang thai là cuộc hành trình đầy kỳ diệu nhưng cũng không kém phần khó khăn đối với những người lần đầu sinh nở, đặc biệt khi các mẹ sinh con tại Nhật Bản. Kiddihub xin chia sẻ tới các mẹ những kinh nghiệm khám thai ở Nhật để giúp các mẹ có ý định sinh con tại xứ sở hoa anh đào này bớt bỡ ngỡ và khó khăn.

Quy trình khám thai tại Nhật ra sao, khám thai ở Nhật cần giấy tờ gì và chi phí sẽ mất bao nhiêu đều là những thắc mắc của các chị em lần đầu làm mẹ tại xứ sở hoa anh đào. Tất cả câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này, nhưng trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình khám thai cơ bản tại Nhật bao gồm những bước nào nhé.

Khi khám thai ở Nhật, mẹ nên đặt lịch hẹn khám trước nếu không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi. Thông thường mẹ sẽ mất 1 giờ nếu đã hẹn trước và khoảng 2-3 giờ đợi đến lượt khám nếu không đặt lịch. Một số bệnh viện, cơ sở khám thai không yêu cầu hẹn khám trước song mẹ vẫn phải chờ khá lâu mới đến lượt.

Các mẹ cũng nên hẹn lịch khám vào buổi sáng để có thể lấy sổ mẹ và bé và nhận kết quả ngay trong ngày. Trong lần khám thai định kỳ tiếp theo tại bệnh viện, mẹ sẽ được hoàn lại một phần chi phí khám thai khi lấy sổ trong ngày và tiền khám thai của lần đầu nếu có thêm phiếu hỗ trợ.

Khi khám thai ở Nhật, mẹ đến quầy tiếp nhận (受付) và yêu cầu khám thai lần đầu (妊娠初診する), nhân viên phụ trách sẽ cung cấp một giấy chỉ định và hướng dẫn mẹ đến khoa phụ sản.

Các mẹ nộp giấy và xếp hàng tại khoa phụ sản, sau đó y tá sẽ phát phiếu hỏi (問診票) và hướng dẫn mẹ điền thông tin: sinh con lần thứ mấy, thời gian kéo dài của chu kỳ kinh nguyệt, ngày cuối có kinh nguyệt là ngày mấy, có đang mắc bệnh hay điều trị bệnh nào không, có bị dị ứng gì không,...

Nội dung phiếu hỏi có thể khác nhau đôi chút tùy thuộc vào bệnh viện hoặc cơ sở mà mẹ chọn khám thai tại Nhật song vẫn bao gồm những thông tin cơ bản trên. Mẹ nên cố gắng điền chính xác các thông tin để y tá lưu trữ dữ liệu, giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong cả thai kỳ nhé.

Thông báo kết quả và tư vấn, hướng dẫn chăm sóc thai

Sau khi hoàn tất các quy trình khám thai cơ bản, bác sĩ sẽ thông báo và giải thích kết quả khám trực tiếp (医師からの説明) cho các mẹ. Đồng thời, mẹ sẽ được tư vấn thêm các mẹo chăm sóc thai và một số lưu ý trong quá trình thai kỳ cực kỳ hữu ích.

Hẹn thời gian khám tiếp theo và thanh toán tiền

Nếu em bé còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ chúc mừng và hẹn mẹ thời gian khám lần tiếp theo. Trường hợp em bé đã qua khoảng 8 tuần, siêu âm thấy tim thai, mẹ sẽ nhận Giấy thông báo mang thai (妊娠届け出書) cùng các giấy tờ liên quan khác. Mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách thanh toán và nộp giấy này để nhận Sổ tay mẹ và bé cùng Phiếu hỗ trợ khám thai.

Tham khảo thêm: Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế

Khám thai ở Nhật cần giấy tờ gì?

Vậy khám thai ở nhật cần giấy tờ gì? Khi đi khám thai tại Nhật mẹ chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân, gồm thẻ lưu trú hoặc bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế và thẻ khám bệnh của bệnh viện (nếu có). Trường hợp mẹ chưa có thẻ khám của bệnh viện thì đến nơi sẽ được y tá hướng dẫn làm thẻ nhé.

Mẹ sẽ được kiểm tra huyết áp, cân nặng và nước tiểu trong lần đầu khám thai

Kiểm tra cân nặng (血圧検査), huyết áp (体重測定) và nước tiểu (尿検査) là những hạng mục quan trọng trong quy trình khám thai ở Nhật. Mẹ cần đến phòng đo huyết áp, cân nặng theo hướng dẫn của y tá. Khi khám thai ở Nhật, 2 hạng mục này thường sử dụng máy tự động nên mẹ chỉ việc ngồi đo và máy sẽ cho ra kết quả ở chỗ y tá.

Còn kiểm tra nước tiểu thì mẹ sẽ được phát một chiếc cốc ghi tên mình và lấy mẫu nước tiểu tại một gian phòng riêng rồi giao cho y tá. Một số bệnh viện, phòng khám có thể yêu cầu kiểm tra máu (血液検査), song hạng mục này thường không có trong lần khám đầu.

Tham khảo thêm: 3 mốc khám thai quan trọng nhất

Siêu âm nội là hạng mục chắc chắn mẹ phải làm cho dù khám thai ở Nhật hay ở bất cứ đâu. Khi được gọi vào phòng siêu âm nội, mẹ nên chốt cửa (phòng có ai vô tình đi vào), cởi đồ dưới và ngồi lên ghế khám. Nếu không biết làm thế nào khi khám lần đầu mẹ nên hỏi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thường phòng khám sẽ có một chiếc rèm lửng ngăn cách giữa bệnh nhân và bác sĩ nên các mẹ có thể yên tâm thả lỏng. Quá trình siêu âm nội cũng không quá dài, chỉ tầm 1 phút là các mẹ đã khám xong.