Giảm Nồng Độ Co2

Giảm Nồng Độ Co2

Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)

Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)

Chứng chỉ giảm phát thải là gì?

Chứng chỉ giảm phát thải là gì, theo Ban thư ký Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc quy định được viết tắt là CERS (Certified Emissions Reduction), là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ này được coi như một loại hàng hóa đặc biệt có thể trao đổi, mua bán giữa các quốc gia hoặc doanh nghiệp.(4)

Những đơn vị đủ điều kiện sở hữu chứng chỉ phát thải khí nhà kính có quyền trao đổi và bán lại chứng chỉ cho những đơn vị hay quốc gia có nhu cầu sử dụng với nguyên tắc thuận mua vừa bán. Các đơn vị bán có quyền nhận lợi nhuận từ việc trao đổi và buôn bán chứng chỉ này để tăng thu nhập và đơn vị mua sẽ giảm tránh được các lệnh phạt khi phát thải CO2 quá quy định cho phép

Khái niệm về tín chỉ Carbon:

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (CO2e) vào bầu khí quyển.

Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.(5)

Thực trạng chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về hiện trạng, kết quả và hành động liên quan đến chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải CO2, bao gồm việc thiết lập hệ thống chứng chỉ giảm phát thải. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện(6)

Giảm phát thải CO2 là một trong những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ môi trường và duy trì khí hậu ổn định. Chứng chỉ giảm phát thải đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng phát thải và đầu tư vào công nghệ sạch. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, cùng với việc cải tiến liên tục các cơ chế và chính sách liên quan.

Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang dần được hoàn thiện và đã đạt được một số kết quả tích cực. Với các hành động cụ thể và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc thu lợi nhuận từ việc bán tín chỉ Carbon đã thu lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho Việt Nam. Cụ thể tại Quảng Bình đã nhận 82,4 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon của 469.317 ha rừng. Bộ NN-PTNT cho biết, có đến 6 tỉnh tham gia Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) với đại diện là Bộ NN-PTNT và Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn 2018 – 2024. Theo thỏa thuận trên, trong năm 2023, VN đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2e cho WB với tổng số tiền nhận về là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT còn ký “Ý định thư về mua bán giảm phát thải” với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) cho 11 tỉnh vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ. VN sẽ chuyển nhượng cho Emergent khoảng 5,15 triệu tấn CO2e với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD) cho giai đoạn 2022 – 2026. Như vậy có thể thấy những tín hiệu tích cực trong việc vận hành và sử dụng tín chỉ Carbon tại Việt Nam(7)

Chlorine hoặc Chloramines (clo kết hợp với amoniac) là phương pháp được lựa chọn để khử trùng trong hầu hết các nguồn cấp nước. Để khử trùng, clo thường được thêm vào dưới dạng chất khí hoặc chất lỏng (thường là sodium hypochlorite) để tạo ra clo tự do chiếm 0,5 đến 2,0 ppm.

Clo và các hợp chất liên quan của nó là chất oxy hóa tương đối mạnh và gây ảnh hưởng đến các quá trình công nghiệp, y tế. Ví dụ, các hợp chất này ngay cả ở nồng độ rất thấp, có thể gây ra sưng tấy cho các tế bào hồng cầu ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn trong sản xuất dược phẩm và gây ra các vết nứt đối với thép không gỉ. Trong xử lý nước, chúng dần dần làm suy giảm vật liệu nhựa trao đổi ion và nhanh chóng phá hủy các màng lọc thẩm thấu ngược. Do đó cần thiết phải loại bỏ Clo trước khi nước vào các hệ thống khử ion và màng lọc.

Clo và các chloramines có thể được loại bỏ bằng một số cách được mô tả dưới đây:

Có nhiều dạng than hoạt tính được sử dụng để khử Clo, trong đó dạng than hạt (GAC) thường được sử dụng trong các bộ lọc nước lớn. Hợp chất Chloramines sẽ khó xử lý gấp 2-3 lần so với Clo và đòi hỏi thời gian tiếp xúc với than hoạt tính lâu hơn. Than hoạt tính loại bỏ Clo và các hợp chất Clo bằng cơ chế hấp thụ bề mặt, ngoài ra, Carbon của than hoạt tính còn phản ứng trực tiếp với Clo, theo một nhiên cứu cho thấy 1 kg Carbon có thể phản ứng với 6 kg Clo.

Clo có thể được loại bỏ bởi các phản ứng giảm sử dụng sulfite, bisulfites hoặc các metabisulfites. Tuy nhiên phương pháp sử dụng hóa chất sẽ làm tăng các ion ( ví dụ Na, Clo, sulfate ) từ đó làm tăng tải trọng cho các thiết bị xứ lý phía sau như thiết bị khử ion.

Tia cực tím với cường độ cao, bức xạ quang phổ rộng sẽ làm giảm cả Clo tự do và Chloramines bằng cách tách ra thành acid hydrochloric. Với bước sóng 185 nm sẽ làm giảm clo tự do trong khi với bước sóng từ 245 đến 365 nanomet sẽ có hiệu quả trên Chloramines. Lượng tia cực tím cần thiết trong khử Clo cao hơn gấp 15 đến 30 lần so với yêu cầu khử trùng cũng bằng tia cực tím. Tuy nhiên do đó, với lượng tia cực tím này đồng thời cũng sẽ là bước khử trùng hiệu quả cho nước.

Trên ứng dụng Google Maps, một vị trí hiển thị nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn" giữa đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp - Ảnh: Chụp màn hình

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc thông tin đến Tuổi Trẻ Online về việc trên ứng dụng chỉ đường Google Maps có hiển thị tại một vị trí trên đường Phạm Văn Đồng (phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM) với nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn".

Nhiều người sử dụng ứng dụng này và đi trên đường quan sát Google Maps tỏ ra khá bất ngờ và tò mò không hiểu vì sao lại hiển thị nội dung này trên Google Maps.

Có phải do cảnh sát giao thông đưa lên Google Maps?

Anh T.L.Đ.T. (30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết thường xuyên di chuyển trên đường Phạm Văn Đồng kể cả ngày lẫn đêm. Gần đây, anh mở ứng dụng Google Maps lên thì thấy trên đường này có vị trí hiển thị nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn".

"Tôi thấy khá ngạc nhiên, không biết ai đã đưa nội dung này lên Google Maps. Nếu đúng là cảnh sát giao thông đưa lên thì có phải họ công khai các chốt kiểm tra nồng độ cồn", anh T. nêu ý kiến.

Giải đáp thắc mắc này, lãnh đạo Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM cho biết tuyến đường Phạm Văn Đồng do Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (thuộc Phòng PC08), đảm trách.

Đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch, có lưu lượng xe cộ di chuyển đông vào giờ cao điểm, tuyến đi qua các quận như Bình Thạnh, Gò Vấp và TP Thủ Đức.

Việc thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn được Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh triển khai đồng bộ, thường xuyên trên nhiều tuyến đường, vị trí mà đội đảm trách. Chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn sẽ được triển khai kết hợp lập chốt và tuần tra kiểm soát trên đường.

Theo đó, các tổ tuần tra kiểm soát sẽ linh hoạt tuần tra, kiểm soát tại một điểm kết hợp tuần tra, kiểm soát cơ động, tập trung tại những tuyến đường, địa bàn mà đội/trạm (thuộc Phòng PC08) đảm trách.

Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn cố định hoặc kết hợp tuần tra, kiểm soát trên đường - Ảnh: PC08

Về việc một vị trí trên đường Phạm Văn Đồng mà ứng dụng Google Maps hiển thị cụm từ "chốt kiểm tra nồng độ cồn" không phải do Phòng PC08 thực hiện, đưa lên. Không riêng gì địa bàn Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh, kể cả trên các địa bàn khác do đội/trạm thuộc Phòng PC08 đảm trách cũng như vậy.

Anh Mai Hữu Hoàng Vương (27 tuổi, một người am hiểu về công nghệ) cho biết người dùng có thể vào phần chỉnh sửa, bổ sung địa điểm trên Google Maps, sau đó điền thông tin địa điểm mà mình muốn hiển thị.

Tuy nhiên, người dùng phải chứng minh được địa điểm đó có thật và phải phù hợp hay không. Sau đó, đề xuất với Google Maps và chờ để xác nhận.

Chỉnh sửa thông tin sai trên bản đồ Google

Trả lời về vụ việc, đại diện Google (sở hữu dịch vụ bản đồ Google Maps) cho biết: "Chúng tôi hiện đã nắm được thông tin và đang tiến hành khắc phục lỗi này".

Theo chia sẻ của Google, dữ liệu được hiển thị trên Google Maps đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bên thứ ba, nguồn dữ liệu công khai và đóng góp từ người dùng. Mục đích mang lại trải nghiệm toàn diện và cập nhật nhanh chóng cho người dùng.

Theo đó, dịch vụ bản đồ Google Maps cho phép người dùng đề xuất những thông tin địa điểm mới nhằm cung cấp những thay đổi nhanh nhất cho cộng đồng (thay vì chờ có sự xác nhận của cơ quan chức năng).

Chẳng hạn, chữ P (Parking) trên bản đồ được dùng cho địa điểm đậu xe, phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, ở nhiều nước, các điểm đậu xe thường xuyên bị thay đổi hoặc xuất hiện mới mà Google không thể cập nhật kịp thời. Khi đó, thông tin từ chính người dùng là cập nhật kịp thời tốt nhất cho cộng đồng.

Thế nhưng, ở Việt Nam lại bị người dùng làm "biến tướng" thành "chốt kiểm tra nồng độ cồn" như báo Tuổi Trẻ nhận được thông tin phản ánh của người dân.

Vụ việc được Google gọi là "một số sự cố có thể phát sinh từ một trong số các nguồn dữ liệu".

Đại diện Google cũng cho biết: "Người dùng khi phát hiện lỗi hoặc thiếu địa điểm trên Google Maps có thể sử dụng công cụ "thông báo dữ liệu hoặc thông tin sai trên Google Maps" để thông báo về sự cố với chúng tôi".

Theo đó, trên bản đồ Google Maps, tại địa điểm người dùng thấy sai hoặc không đúng với thực tế, họ có thể đề xuất chỉnh sửa hoặc loại bỏ thông tin địa điểm theo các bước: Chọn địa điểm - Đề xuất chỉnh sửa - Đóng cửa hoặc xóa bỏ. Sau đó, người dùng nhập lý do cho đề xuất của mình và gửi thông tin đến Google.

Tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Long ngày 14.2 cho biết, trong 7 ngày, từ 8 -14.2 (29 đến mùng 5 tết), lực lượng CSGT của tỉnh đã phát hiện hơn 1.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chạy xe quá tốc độ cho phép.

Trong 7 ngày nghỉ tết, toàn tỉnh Vĩnh Long có 429 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Cụ thể, trong khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn tỉnh phối hợp tuần tra kiểm soát xuyên tết. Qua đó, phát hiện 1.041 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền xử phạt hơn 2,7 tỉ đồng.

Lực lượng CSGT lập biên bản các trường hợp vi phạm

Hơn 6.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong ngày mùng 4 tết

Đáng chú ý, trong số này có 429 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tăng 423 trường hợp so cùng kỳ năm trước, tổng số tiền xử phạt hơn 1,8 tỉ đồng; có 409 trường hợp vi phạm tốc độ, tăng 407 trường hợp so với năm trước, tổng số tiền xử phạt gần 600 triệu đồng.

Phà Đình Khao hoạt động 5 phà xuyên suốt

Theo Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Long, nhờ làm tốt công tác tuần tra kiểm soát nên dịp tết năm nay toàn tỉnh không xảy ra tai nạn chết người. Các nút giao qua tỉnh không xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài như những năm trước.

Trong sáng 14.2, người dân rời quê quay lại TP.HCM và các tỉnh, thành miền Đông làm việc. Ghi nhận tại các tuyến QL1, 53, 54, 57 và QL80, mật độ phương tiện lưu thông tăng nhiều nhưng không xảy ra kẹt xe hay ùn tắc giao thông.

"Điểm đen" ùn ứ phương tiện tại cầu Mỹ Thuận năm nay không còn

Ông Lê Hoàng Thông, Bến trưởng bến phà Đình Khao (nằm trên QL57, nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre) cho biết, nhận định nhu cầu đi lại của người dân tăng cao dịp tết nên bến đã chủ động bảo dưỡng và cho hoạt động xuyên suốt 5 phà (2 phà loại 200 tấn và 3 phà loại 100 tấn) nên không xảy ra ùn ứ kéo dài như mọi năm.