Đề thi đánh giá tư duy - ĐH Bách khoa
Đề thi đánh giá tư duy - ĐH Bách khoa
Tổng điểm 3 phần thi là 100 điểm, các phần thi được thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm (thay vì tự luận kết hợp trắc nghiệm như năm 2022 trở về trước). Đặc biệt, đề thi đã loại bỏ tổ hợp khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh như trước. Cụ thể:
+ Phần Toán học đánh giá tư duy: Gồm chương trình Toán lớp 11 và 12, xoay quanh các kiến thức về đại số, số học, hàm số, hình học, xác suất, thống kê. Phần thi hướng tới đánh giá toàn diện khả năng tư duy, phát triển năng lục của học sinh. Các câu hỏi được phân bố theo mức độ từ dễ đến hóa, độ phân hóa cao giúp đánh giá mức độ sẵn sàng vào đại học của học sinh.
+ Phần Đọc hiểu đánh giá tư duy: Khai thác khả năng đọc nhanh, hiểu đúng qua các báo chí, văn học, các văn bản khoa học. Ngoài ra, đề thi cũng khai thác kỹ năng lập luận, viện dẫn của thí sinh nhằm xác định các ý chính, hiểu rõ các chuỗi sự kiện, phân tích các chi tiết quan trọng trong bài.
+ Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề đánh giá tư duy: Thông tin khoa học được biểu thị dưới dạng dữ liệu (sơ đồ, bảng biểu, đồ thị), các quan điểm xung đột hay tóm tắt nghiên cứu. Câu hỏi khai thác sâu kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thí sinh phân tích, giải quyết, đánh giá hay lý giải vấn đề.
Đặc biệt, năm nay bài thi được thực hiện trên máy tính và chỉ thi trong 1 buổi thay vì thi trên giấy như trước đây. Thí sinh có thể thi không giới hạn số lần. Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá tư duy sẽ có giá trị trong vòng 2 năm và thí sinh có thể sử dụng để xét tuyển vào tất cả các trường ĐH có sử dụng kết quả của kỳ thi này.
Đề thi được phân chia làm 3 mức độ tư duy:
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết. Khuyến nghị các hành động tư duy: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối, so sánh…
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện. Khuyến nghị các hành động tư duy: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt…
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng. Khuyến nghị các hành động tư duy: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…
Bảng phân bố các mức độ theo phần thi:
Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá tư duy (Tăng 3 đợt so với năm ngoái). Chi tiết về lịch tổ chức của các đợt thi như sau:
* Thời gian tổ chức thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào các ngày Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật.
"Bài thi đánh giá tư duy có khá nhiều câu hỏi và em nghĩ rằng mình làm tốt yêu cầu đề ra. Những lỗi sai của bài thi có lẽ chỉ là những sai sót nhỏ hoặc là những câu hỏi dễ" - Lê Viết Khang, Thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ về bài thi của mình.
Tuy nhiên, việc trở thành thủ khoa của Kỳ thi đối với Khang vẫn là điều hoàn toàn bất ngờ. Bởi kỳ thi này quy tụ rất nhiều học sinh giỏi đến từ cả nước và cơ hội để giành vị trí cao nhất không nhiều. Thế nên, em thực sự vui mừng với kết quả đã đạt được.
Kỳ thi đánh giá tư duy lần thứ 4 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được tổ chức vào ngày 19/5. So với nhiều thí sinh khác, Khang tham gia kỳ thi này khá muộn. Ngày nhận được kết quả cũng là buổi tổng kết của Trường THPT Thái Hòa. Khi kết quả thi vừa được công bố, không chỉ Khang mà các thầy cô và bạn bè đã vỡ òa vì vui mừng.
Kết quả này một lần nữa làm giàu thêm bảng thành tích của nam sinh này bởi trước đó, ngoài danh hiệu 3 năm liên tục đạt Học sinh giỏi toàn diện, Khang còn đạt cú đúp tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 với giải Nhì cả hai môn Toán và Vật lý.
Nam sinh còn chia sẻ rằng, với danh hiệu Học sinh giỏi, em đã có nhiều cơ hội để xét tuyển vào các trường đại học tốp đầu theo diện tài năng. Tuy nhiên, em vẫn muốn thử sức ở Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, bởi em không muốn mình bị lỡ cơ hội vào ngành IT1 – ngành học “hot” nhất của nhà trường.
Khang bắt đầu đặt mục tiêu cho Kỳ thi đánh giá tư duy từ đầu lớp 12. Nhưng, hành trang để em vững tin đến với kỳ thi này không chỉ là kiến thức ở 3 năm THPT mà còn rất nhiều kiến thức khác, thậm chí là bậc THCS và các kiến thức từ thực tế.
Bài thi đánh giá tư duy tập trung chính vào 4 môn Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Với môn Toán, đề thi có khá nhiều bài toán khó. Trong khi đó, các môn còn lại, các bài tập lại thiên về ứng dụng thực tế.
Vì thế, em buộc phải nắm vững các kiến thức cơ bản, ôn tập và luyện đề như kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra, em còn phải đọc sách báo nhiều để cập nhật thông tin và kiến thức xã hội.
Điều đặc biệt ở Lê Viết Khang đó là dù giành vị trí Thủ khoa nhưng em cho biết, em không tham gia bất cứ một khóa học thêm nào. Thay vào đó, em tìm thêm các nguồn đề từ bạn bè, từ mạng xã hội. Những phần nào chưa hiểu, em hỏi thêm các thầy cô để nhờ sự hỗ trợ.
Trước kỳ thi thật, Khang có đăng ký tham gia một số kỳ thi thử trên mạng để xem lại năng lực của mình. Có thời điểm, dù điểm thi chưa khả quan nhưng Khang nói “bí quyết” để có kỳ thi thành công đó là tạo tâm lý thoải mái khi làm bài thi, không quá lo lắng để tạo áp lực cho bản thân.
Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) là 1 trong 3 phương thức xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, được áp dụng kể từ năm 2020. Hiện nay, kết quả của Kỳ thi này còn được nhiều trường đại học khác sử dụng để tuyển sinh đầu vào.
Do tính chất đặc biệt của Kỳ thi đánh giá tư duy nên năm nay có khá nhiều thí sinh tham gia. Tại lớp 12A0 của Khang, có hơn 2/3 học sinh dự thi và số thí sinh về đích như mong muốn không nhiều.
Vừa là giáo viên dạy Toán, vừa là giáo viên chủ nhiệm của Khang, thầy giáo Đậu Huy Lâm cho biết: Với nhiều học sinh, nhất là với học sinh ở xa trung tâm như ở trường chúng tôi, việc học sinh tiếp cận với kỳ thi đánh giá tư duy còn nhiều khó khăn. Các nguồn tư liệu các em có được chủ yếu qua trao đổi hoặc tự tìm kiếm trên mạng. Một số em có đăng ký các khóa học trực tuyến nhưng chưa hiệu quả. Về phía các giáo viên, để giúp học sinh tiếp cận với kỳ thi này, chúng tôi cũng phải tự tìm kiếm và cung cấp tư liệu, các đề thi thử cho các em. Khi các em cần tư vấn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.
Cũng theo thầy Lâm, cái khó của bài thi đánh giá tư duy đó là cần lượng kiến thức tổng hợp của nhiều năm học, nhiều bộ môn khác nhau. Vì thế, để tham gia kỳ thi thành công, học sinh ngoài tài năng cần phải chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Riêng với đối với Khang, với nhiều tố chất của một học sinh chăm ngoan, em hoàn toàn xứng đáng với kết quả đã đạt được.
Khang thông minh là điều ai cũng thấy được, bởi ở Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12, em chỉ thiếu 0,13 điểm là đạt giải Nhất. Chúng tôi đánh giá cao Khang ở sự chỉn chu, nghiêm túc. Trong năm học vừa qua, Khang chưa từng bỏ học bất cứ một tiết học, một môn học nào, kể cả những môn xã hội em không thi tốt nghiệp. Trong quá trình học, em là một học sinh cầu thị, khiêm tốn và hết sức cẩn thận, học đều tất cả các môn.
Với thành tích này, Khang cho biết, em đang gần chạm đến ước mơ của mình. Tuy nhiên, với Khang, chặng đường dài còn ở phía trước và mục tiêu gần nhất của em đó là nỗ lực, cố gắng để có thành tích cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Khang cũng muốn dành tặng món quà này cho bố mẹ em, những người làm lao động tự do và ngày trước không có nhiều điều kiện để học hành. Bản thân Khang tự hứa, sẽ không ngừng cố gắng học tập, để không phụ lòng tin của bố mẹ, của thầy cô và đó là con đường ngắn nhất để em có thể thành công trong tương lai./.
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy là một trong ba phương thức tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024 (bên cạnh phương thức Xét tuyển tài năng, Xét tuyển bằng điểm thi TN THPT). Kỳ thi Đánh giá tư duy 2024 do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ được tổ chức thành 6 đợt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 02 năm để đăng ký xét tuyển và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.
I. KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY LÀ GÌ?
Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) là một trong ba phương thức xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, được áp dụng kể từ năm 2020 (Bên cạnh phương thức xét tuyển tài năng và diện tốt nghiệp THPT). Kỳ thi được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường. Bài thi đánh giá tư duy là sự tiếp cận với những phương pháp của các nước phát triển trên thế giới (như kỳ thi SAT, ACT...), hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh của trường bằng cách đánh giá năng lực tư duy tổng thể của thí sinh. Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) cũng là bước chuẩn bị để nhà trường bắt đầu tự chủ trong việc tuyển sinh trong năm hiện tại và các năm sau này.
Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy thường từ trước 2 tuần - 3 tuần tại thời điểm diễn ra Đợt thi. Thí sinh thực hiện đăng ký bằng cách làm theo hướng dẫn khi truy cập vào Cổng thông tin Tuyển sinh-Hướng nghiệp: https://ts-hn.hust.edu.vn
Sau đó nhấp chuột vào biểu tượng "Kỳ thi ĐGTD (TSA)", chọn Đăng ký để tiếp tục.
Thí sinh cần có Căn cước công dân để tiến hành đăng ký tài khoản trên website https://tsa.hust.edu.vn/dk
Chi tiết: Hướng dẫn các bước đăng ký Kỳ thi Đánh giá tư duy 2024
III. CẤU TRÚC BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY
Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.
Bài thi đánh giá tuy được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy - Mức độ 1: Tư duy tái hiện Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết. Các hành động tư duy cần đánh giá: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối ... - Mức độ 2: Tư duy suy luận Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện. Các hành động tư duy cần đánh giá: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt … - Mức độ 3: Tư duy bậc cao Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng. Các hành động tư duy cần đánh giá: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết… 2. Lĩnh vực đánh giá Với định hướng đánh giá tư duy của học sinh, đem lại sự thành công cho người học ở bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy ba năng lực tư duy đã được xác định gồm: (1) Tư duy Toán học (2) Tư duy Đọc hiểu (3) Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
3. Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy Đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng bao gồm (câu hỏi chỉ được tính điểm nếu thí sinh lựa chọn đầy đủ phương án): - Nhiều lựa chọn (chọn nhiều phương án đúng). - Lựa chọn: Đúng/Sai - Trả lời ngắn (điền câu trả lời). - Kéo thả (chọn sẵn trong menu) 4. Các ví dụ mẫu 4.1 Ví dụ phần tư duy toán học: xem TẠI ĐÂY 4.2 Ví dụ phần tư duy đọc hiểu: xem TẠI ĐÂY 4.3 Ví dụ phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề: xem TẠI ĐÂY
IV. VIDEO GIỚI THIỆU VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY
Kể từ năm 2023, ĐH Bách khoa Hà Nội đã phối hợp với VTV7 để thực hiện series bài giảng giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy TSA. Chi tiết bạn có thể xem tại Link danh sách video dưới đây:
Link danh sách Video về Kỳ thi Đánh giá tư duy